Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh xâm lăng Việt Nam, Hoa Kỳ đã
sử dụng hầu như tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất, tối tân nhất, với
mọi loại hình chiến tranh nhằm cắt đứt tuyến vận tải quân sự chiến lược
559. Cuộc chiến đấu của bộ đội, thanh niên xung phong và các lực lượng
trên tuyến đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh vì vậy diễn ra hết sức ác
liệt, nhưng cũng rất đỗi hào hùng. Những chiến công kì diệu đó đã góp
phần làm nên huyền thoại của con đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Bài viết đề cập vài nét về sự hình
thành đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh huyền thoại, những loại hình chiến
tranh Mỹ tiến hành trên tuyến đường này và những chiến công hào hùng của
bộ đội Trường Sơn.
1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh
Đường
Trường Sơn hay đường 559 ra đời vào đúng ngày sinh nhật Bác
(19/05/1959) là một phức hợp mạng lưới mạng lưới giao thông chiến lược
gồm các trục đường Trường Sơn Đông chạy từ Khe Hó (Quảng Bình) vào tới
Bù Gia Mập (Bình Phước – Đông Nam Bộ); Trường Sơn Tây từ Làng Ho (Vĩnh
Linh) qua Bản Đông xuống Hạ Lào, chạy tới Kratiê vùng Đông Bắc
Campuchia; đường thủy dọc trên sông Kông, MêKông, XêBăngHiên dài 500 km;
đường ống xăng dầu dài 1400 km hình thành từ tháng 06/1968 chạy từ
Quảng Trị đến Lộc Ninh. Đường Hồ Chí Minh trên biển của những con tàu
không số chạy từ miền Bắc qua hải phận quốc tế tới Phú Yên – Bà Rịa –
Vũng Tàu, Bến Tre, Cà Mau sang tận cảng Xihanuoukville. Đường Trường Sơn
hay đường Hồ Chí Minh hay mang phiên hiệu đường 559 chỉ là một. Đó là
con đường cung cấp hậu cần, binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để
chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam , con đường giải phóng miền Nam của
cả dân tộc. Người ta gọi là đường Hồ Chí Minh huyền thoại vì nó gắn với
những chiến công kì diệu đã đi vào trái tim và khối óc của người Việt
Nam và bạn bè thế giới. Trong 16 năm tồn tại (1959 – 1975) đường Trường
Sơn – Hồ Chí Minh huyền thoại (dài gần 20.000 km) đã hoàn thành vẻ vang
sứ mệnh lịch sử của mình góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu quốc và nay đang đóng vai trò to lớn trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước – theo định hướng phát triển
của Việt Nam đến năm 2020.
2. Những loại hình chiến tranh Mỹ tiến hành nhằm cắt đứt đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh
Ngăn
chặn sự chi viện quân sự từ miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam qua ngả
đường mòn Hồ Chí Minh là mục tiêu chiến lược của Mỹ và ngụy quân Sài Gòn
và họ đã đẩy những nỗ lực chiến tranh lên cao nhất để được mục tiêu
trên. Mỹ đã tiến hành nhiều loại chiến tranh khác nhau như chiến tranh
điện tử, chiến tranh hóa học và chiến tranh khí tượng trên toàn tuyến
đường. Lần đầu tiên, Mỹ đã sử dụng nhiều vũ khí tối tân nhất, tập trung
khối lượng lớn bom, mìn thả xuống dọc dãy núi Trường Sơn. Các loại hình
chiến chiến tranh điện tử, chiến tranh hóa học và chiến tranh khí tượng
của giặc đã gây khó khăn và thiệt hại rất lớn cho Binh đoàn Trường Sơn.
Tuy nhiên, cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam thần kỳ với mọi lực lượng
và phương tiện đánh giặc mọi nơi, mọi lúc của bộ đội và nhân dân trên
tuyến đường này đã hóa giải, khai thác những khuyết điểm của vũ khí
giặc, hạn chế thấp nhất những thiệt hại của ta, và làm thất bại hoàn
toàn âm mưu ngăn chặn đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ.
a. Chiến tranh điện tử
Từ
năm 1966, để ngăn chặn các tuyến vận tải quân sự trên Đường mòn Hồ Chí
Minh, Mỹ thiết lập Hàng rào điện tử McNamara, bắt đầu từ Cửa Việt, Đông
Hà (Quảng Trị), dọc Đường 9 đến Sê Pôn (Nam Lào), kết hợp với chiến
thuật dùng máy bay đánh phá đường, cầu, các trọng điểm giao thông…
Hàng
rào điện tử McNamara là tên gọi cho hệ thống các phương tiện điện tử
phát hiện thâm nhập được quân đội Mỹ sử dụng dọc theo khu phi quân sự ở
vĩ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh như một biện pháp trinh sát mặt đất
tự động nhằm phát hiện các hoạt động vận chuyển của quân đội giải phóng
lưu thông qua khu vực này trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Hàng
rào điện tử McNamara được quyết định xây dựng từ tháng 6 năm 1966 dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara, bao
gồm hệ thống 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào
dây thép gai, bãi mìn...), các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và
trên không (ra đa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn...), được bố
trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10–20 km, dài khoảng 100 km từ
cảng Cửa Việt lên đường 9, tới biên giới Việt Nam – Lào, sang Mường
Phìn (Lào). Trước khi khởi động chương trình này Mc Namara ước tính sẽ
tiêu tốn khoảng 1 tỷ đô – la nhưng thực tế là cần 2 tỷ đollar để triển
khai cho cuộc “chiến tranh điện tử” 3
Loại máy được gọi là "Cây
nhiệt đới" (ADSID hay Air Delivered Seismic Intrusion Detector) thả từ
trên máy bay để đầu nhọn có cảm biến địa chấn cắm vào trong đất. Chỉ cần
một tiếng động nhỏ, lập tức máy thu phát cây nhiệt đới báo tin về đài
chỉ huy, để rồi pháo từ hạm đội 7, máy bay trực thăng oanh tặc, thả bom
tiêu diệt đối tượng từ địa điểm vừa phát ra tiếng động. Tuy nhiên, Mỹ
mới thực hiện được một đoạn hàng rào dài chừng 25 km (từ Gio Hải đến xã
Hải Thái bây giờ) thì âm mưu này đã bị thất bại.
Để đối phó và vô
hiệu hóa hàng rào điện tử McNamara ta đã sử dụng rất nhiều biện pháp
khác nhau như: nghi binh đánh lừa máy bay Mỹ hoặc sử dụng các dụng cụ
thám báo Arthur Dommen, như phóng viên báo Los Angeles Times nhận xét:
"Bắc Việt dùng mồi giả, đồng thời họ đặt ở đó tên lửa phòng không dày
đặc, thế là hàng loạt máy bay sa vào bẫy".
Gậy ông đập lưng ông:
với những phương tiện đơn giản lạ đạt nhiều kết quả như kể trên, các
chiến sĩ Đoàn 559 còn đi xa hơn nữa: dùng thiết bị Mỹ để đánh Mỹ. Cũng
theo phương pháp trên, những chiếc cassette được đặt bí mật vào sát các
khu căn cứ của Mỹ. Và thật bất ngờ, Không quân Mỹ giội bom vào căn cứ
Mỹ. Việc này làm cho Bộ Chỉ huy Mỹ kinh hoàng, bối rối. Nhiều giả thiết
được đặt ra. Mà theo logic rất Mỹ thì cái giả thiết được lưu ý nhất là:
Tình báo Bắc Việt Nam đã có cách gì đó lọt được vào hệ thống mạng chỉ
huy tối mật của quân đội Mỹ chăng?
Cuốn Lịch sử Cơ quan Tình báo
tín hiệu Mỹ SIGINT (American Signals Intelligence) trong chiến tranh
Việt Nam viết: “Cơ quan An ninh Quốc gia vừa mới công bố những tài liệu
cho thấy rằng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, có một số lần những
đơn vị tình báo của Bắc Việt Nam đã thành công trong việc thâm nhập các
hệ thống thông tin của Liên quân, và từ phía bên trong hệ thống này họ
đã kiểm soát được kênh chuyển tin. Nhưng đôi khi họ còn làm được nhiều
hơn thế.
Tình báo Mỹ hồ nghi rằng “đã có một vài lần những người
cộng sản, bằng cách thông tin qua các mạng lưới sóng radio của quân Mỹ,
đã có thể kêu gọi pháo binh và không quân của Liên quân tấn công vào
những đơn vị của Hoa Kỳ.” Chuyện này vẫn đang làm cho dư luận Mỹ sửng
sốt. Steven Aftergood, Giám đốc Cơ quan Khoa học Liên bang Mỹ FAS
(Federation of American Scientists), nói với hãng tin AFP rằng:“Đó là
điều mà tôi chưa bao giờ được nghe tới từ trước đến nay.”
b. Chiến tranh hóa học
Máy
bay Mỹ đang rải chất độc diệt rừng xuống Việt Nam trong Chiến dịch
Ranch Hand. Chiến dịch Ranch Hand là mật danh chỉ hoạt động phun hoá
chất khai quang của không quân Mỹ xuống Việt Nam từ năm 1962 đến 1971.
Hợp chất có chứa độc tố kinh khủng nhất mà con người biết đến là dioxin
này đã gây ra những hậu quả dai dẳng đối với con người và môi trường ở
Việt Nam .
Ngày 30/11/1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã
thông qua trên nguyên tắc việc sử dụng chất diệt rừng tại chiến trường
Việt Nam . Biệt đội thực hiện Chiến dịch Ranch Hand được thành lập với 6
máy bay. Giai đoạn đỉnh cao của chiến dịch này vào năm 1969, biệt đội
có tới 25 máy bay đặc chủng các loại. Cơ cấu tổ chức của biệt đội thay
đổi theo thời gian. Trong giai đoạn cao điểm nhất của hoạt động rải chất
diệt rừng và phá hoại môi sinh từ 1966-1970 nó được biết đến với tên
gọi Phi Đội Biệt Kích đường không số 12 (12th Air Commando Squadron) hay
Phi đội chiến dịch đặc biệt số 12 (12th Special Operations Squadron).
Về mặt nhân sự và phương tiện, Ranch Hand là một phần trong toàn bộ các
chiến dịch của không quân Mỹ ở vùng Đông Nam Á.
Mục tiêu của Mỹ
là khai quang làm băng hoại những cánh rừng già dọc dãy Trường Sơn dùng
bom dạn và hỏa lực chặn đứng tiếp vận và hành quân tiếp viện của bộ đội
ta trên đường mòn Hồ Chí Minh. Lớp áo khoác ngụy trang của tự nhiên đã
bị Mỹ rải chất độc tiêu diệt đã gây ra không ít khó khăn cho những cuộc
vận chuyển vũ khí quân ta. Tạo điều kiện cho máy bay địch oanh tạc,
không kích. Bộ đội ta đã phải chuyển sự vận tải từ ngày sang đêm, đồng
thời kết hợp mưu trí đánh lừa không quân địch. không quân Mỹ biết rất rõ
có những đoàn xe lớn chỉ di chuyển vào ban đêm nên tập trung lực lượng
đánh phá vào ban đêm. Ban ngày phi công ngủ. Tương kế tựu kế, Đoàn 559
chọn những khu rừng chưa bị trụi lá kết các cành lá lại thành những
tuyến đường “ngầm”, không phải ngầm trong lòng đất mà ngầm dưới tán lá
rừng (bí danh là Đường K).
Cho đến mùa khô 1971-1972, độ dài của
những con đường ngầm này ở phía Tây Trường Sơn lên tới 778 km. Trên
những tuyến đường này, lợi dụng lúc các phi công Mỹ ngủ ngày, xe có thể
chạy suốt ban ngày và lại nghỉ ban đêm... Trong suốt mùa khô 1971-1972,
có tới 71% số xe tải phục vụ cho cuộc tiến công lớn 1972 là đi theo hệ
thống Đường K này 11. Đó hẳn là điều mà có lẽ Bộ Tư lệnh Không quân của
Mỹ không ngờ tới.
c. Chiến tranh khí tượng
Vẫn
chưa hài lòng với 2 loại hình chiến tranh “điện tử và hóa học”, Mỹ còn
tiến hành thêm một loại hình chiến tranh mới gọi là “chiến tranh khí
tượng”. Đây là một loại hình chiến tranh mà Mỹ đã sử dụng những công
nghệ tiên tiến nhất cùng những thiết bị hiện đại nhất với mục đích làm
đảo lộn, phá hủy môi trường gây lụt lội, tắc ách ở trên toàn tuyến
đường. Loại chiến tranh khí tượng của Mỹ được che đậy dưới từ ngữ huyễn
hoặc, thơ mộng “người đồng bào trung gian” (Intermediary compatriot),
chương trình mở mắt (pop eye), công trình sông Nill xanh ( Blue Nile
)...
Mùa mưa hàng năm làm ảnh hưởng tới các hoạt động vận tải của
đường Trường Sơn và cũng gây khó khăn cho các chiến dịch ném bom. Ngoài
ra, sương mù buổi sớm và khói do tập tục đốt rẫy của dân cư thiểu số
cũng làm sai lạc việc ném bom của không quân Mỹ. Trong năm 1968, Không
quân Mỹ thực hiện hai thí nghiệm với hy vọng làm trầm trọng hơn nữa kiểu
thời tiết xấu của mùa mưa. Dự án Popeye là một cố gắng nhằm kéo dài vô
hạn mùa mưa trên đường Trường Sơn bằng cách tạo mây. Dự án bắt đầu thử
nghiệm vào tháng 9 trên vùng lưu vực sông Kong - con sông chảy qua địa
bàn của các chiến dịch Steel Tiger và Tiger Hound. Mây được tạo trong
không trung bằng các đám khói bạc iodide và sau đó được kích hoạt bằng
một mồi nổ bắn ra từ súng bắn pháo sáng. Dự án thử nghiệm thành công và
chương trình đã được thực hiện cho đến tháng 7 năm 1972 6. Dự án được
bắt đầu thử nghiệm vào tháng 5. Các nhà khoa học ở công ty Dow Chemical
đã chế tạo một dung dịch hóa học mà khi trộn với nước mưa sẽ phá hủy
tính ổn định của các thành phần của đất và tạo ra bùn. Các nhà quân sự
Mỹ rất kỳ vọng vào chương trình Commando Lava7 nhưng thực ra nó đã thất
bại ngay khi thử nghiệm và sau đó bị xếp xó.
Trong những năm
chiến tranh (1965-1973), các lực lượng Đoàn 559 không hề biết Mỹ đã tăng
sức phá hủy của lũ lụt ở Trường Sơn. Mãi đến 1974, khi được những thông
tin kỹ thuật nói rõ, tờ Navy Times (5/6/1974), tiết lộ từ năm 1967 đến
1972, Không quân Hoa Kỳ đã tiến hành 2.062 phi vụ làm mưa nhân tạo trên
đường mòn Trường Sơn, tiêu tốn 21,6 triệu USD... Tuy gây được sức cản
nặng nề cho kế hoạch tiếp tế của Hà Nội, song vẫn không có tín hiệu ngăn
chặn được họ (!).Ở những đoạn đi men những vách núi hiểm trở mà bị bom
đánh phá đứt đường, không có mìn để phá núi làm đường thì công binh và
thanh niên xung phong đã dùng gỗ, dùng cây để bắc tạm những chiếc cầu
nhỏ, chỉ có một hàng ván cho một bên bánh xe. Còn bánh xe bên kia thì tì
vào vách núi mà đi! Những chiếc cầu “khỉ” vắt vẻo trên vách đá như thế
là cực kỳ nguy hiểm. Để giảm trọng tải của xe, nhiều khi phải bốc dỡ
hàng xuống, cho những xe lần lượt đi qua rồi lại bốc hàng lên.
Vượt
qua những cầu khỉ vào ban đêm, ngoài sự nguy hiểm về sức chịu đựng của
ván gỗ và cọc gỗ, còn có vấn đề: Không có cọc tiêu dẫn đường. Chỉ trệch
một vài centimet là xe có thể lao xuống vực. Máy bay lượn trên đầu,
không được có một chút ánh sáng nào. Cọc tiêu thì không có, vì đường còn
chưa làm nổi thì lấy đâu ra cọc tiêu để cắm! Những chiến sĩ thanh niên
xung phong trên tuyến đường 559 đã khoác nylon trắng (lấy từ đèn dù do
C130 thả) đứng ven những tấm ván để làm cọc tiêu. Ban đêm, nhìn thấy
những vệt trắng lờ mờ thì lái xe biết rằng đó là giới hạn giữa cái sống
và cái chết, giữa thoát hiểm và lao xuống vực. Từ đó đã xuất hiện một
danh từ chưa từng có trong lịch sử giao thông thế giới là “cọc tiêu
sống”.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt cộng với sự phá hoại điên
cuồng của Mỹ đã làm đường mòn Hồ Chí Minh càng trở nên hiểm trở. Chính
vì thế ở đây đã cho ra đời một luật lệ giao thông “độc nhất vô nhị” trên
thế giới. Riêng xe tải trên đường Trường Sơn có luật riêng, xe lúc thì
đi bên trái, lúc thì đi bên phải, tránh nhau rất lạ. Vì trên những dốc
của Trường Sơn, đường vừa hẹp, vừa dễ sụt lở nên “luật” là ưu tiên cho
xe đi vào, vì xe đi vào chở nặng, xe đi ra chở nhẹ. Theo luật này bất cứ
xe nào từ Bắc vào đều được ưu tiên đi sát bên vách núi. Những xe đi ra
phải tránh ra phía mép đường, bất kể là bên trái hay bên phải.
Người
ta không thể nào kể hết những biện pháp đầy mưu trí và sáng tạo của
quân và dân trên đường Trường Sơn, rõ ràng đây không chỉ là sự đọ sức,
đọ kỹ thuật, đọ tiền bạc, mà còn là sự đấu trí. Trong cuộc đọ sức đó,
cuối cùng Việt Nam đã chiến thắng sức mạnh quân sự bạo tàn của Mỹ, một
ký giả Mỹ đã viết: "Người
Việt Nam đã cho thế giới thấy có một khoảng cách ghê gớm giữa khoa học
kỹ thuật với sức mạnh thuần túy của con người. Hãy tưởng tượng xem, nếu
người Việt Nam bị đánh bại thì thế giới sẽ ra sao? Chúng ta sẽ chẳng còn
biết làm gì nữa ngoài việc quỳ gối trước những thần tượng của kỹ thuật”.
3. Kết luận
Từ
1964 bộ chỉ huy Mỹ đã đặt vấn đề cắt đứt liên lạc Bắc Nam thành mục
tiêu chiến lược hàng đầu. Nhưng rồi Taylor, tổng tham mưu trưởng đành
kết luận: "Chúng ta đánh giá
thấp quyết tâm hy sinh của người Việt Nam. Tất cả cố gắng của chúng ta
nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh đều vô ích".
Đối mặt
với nhiều loại chiến tranh, vũ khí kỹ thuật Mỹ cùng nhiều khó khăn gian
khổ, nhưng đường Trường Sơn vẫn đứng vững nhờ vào ý chí tuyệt vời của
Đoàn 559 của nhân dân và những chiến sĩ vận tải anh hùng. Bằng sự sáng
tạo, "bền tâm vững chí" mà trên hết là tình yêu nước, các lớp cha anh đã
chiến đấu hi sinh duy trì con đường huyết mạch này trực tiếp mang lại
chiến thắng quyết định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước, và chính thức kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ.
"Gặp em trên cao lộng gió, rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ. Em đứng, đứng ở bên đường, như quê hương vai áo bạc, quàng súng trường.
Đoàn
quân vẫn đi vội vã bởi Trường Sơn nhoà trong thời lửa. Chào em, em gái
tiền phương, ơi em gái tiền phương, hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. Chào em,
em gái tiền phương, ơi em gái tiền phương, hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.”
Lê Dũng
Tài liệu tham khảo:
1.
Military History Institute of Vietnam , Victory in Vietnam : The
Official History of the People's Army of Vietnam , 1954-1975. Người
dịch: Merle Pribbenow, Lawerence KS : University of Kansas Press , 2002,
tr. 28.
2. Tự điển Bách Khoa Toàn Thư VN
3. Bách khoa Quân sự Việt Nam, 2005, 1.296 trang, NXB Quân Đội Nhân Dân
4. 5 Đường mòn Hồ Chí Minh, Đặng Phong, NXB Tri thức & Phương Nam Books
5. Cảm ứng điện tử
6.
Jacob Van Staaveren, Interdiction in Southern Laos , 1960-1968.
Washington DC : Center for Air Force History, 1993, Appendix5. Actual
figures from Prados, 226-228
7. Nguyễn Việt Phương – ANTG, Mỹ từng áp dụng chiến tranh địa - vật lý tại Việt Nam
8:00, 14/04/2006
Người lính già đầu bạc,
Kể mãi chuyện Trường Sơn.